Việt Nam Esport dù phát triển chậm hơn so với những gã khổng lồ ở khu vực châu Á thế nhưng ở thời điểm hiện tại đây lại là 1 trong những thị trường có tiềm năng bùng nổ E-Sports. Hãy cùng SV66 đi sâu vào tìm hiểu về ngành công nghiệp tỷ đô này nhé.
Mục lục:
Thống kê về Việt Nam Esports
E-Sports phát triển lên từ văn hoá trò chơi điện tử. Hiện nay, nó được xem là bộ môn thể thao hot nhất chỉ sau bóng đá. Nhờ có sự đột phá thần tốc trong công nghệ đi cùng với sự xuất hiện của kỷ nguyên số hoá nên thị trường E-Sports đang được đánh giá hơn 1 tỷ đô. Và dòng game này đã được gia nhập các giải đấu thể thao có quy mô lớn như Asiad, Olympic và SEA Games.
Việt Nam cũng được ghi nhận là 1 thị trường tiềm năng với hơn 5 triệu người chơi thể thao điện tử với đa phần là gen Y và gen Z. Trong số đó có 80% người sẽ thường xuyên theo dõi các giải đấu E-Sports.
Tiềm năng phát triển kinh tế nước nhà
Do còn là 1 thị trường mới đang trên đà phát triển. Thị trường Việt Nam Esports vẫn nhiều tiềm năng kinh tế để có thể khai thác như:
Việt Nam Esports có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển
Ở Việt Nam tuy ngành này chưa hoàn chỉnh nhưng trên nền tảng trực tuyến đã có một mạng lưới rộng lớn. Nó gồm có game thủ, streamer, bình luận viên và người theo dõi. Hiện tại người ta đang thấy nó đang có sự tăng trưởng mạnh với các nội dung E-sports, cụ thể:
- Tổng lượt xem trên nền tảng Facebook Gaming tăng 81.37%.
- Lượt tương tác và độ bao phủ tăng cao lần lượt là 50% và 79.6%.
- Với khoảng 51 triệu thuê bao 3G/4G trong đó có khoảng 32.8 triệu người chơi game.
- Theo thống kê của Appota – 1 doanh nghiệp giải trí và E-Sports thì cứ có 2 người chơi có kết nối Internet ở Việt Nam sẽ có 1 người chơi trò chơi điện tử trên thiết bị của họ.
- 80% người chơi được khảo sát cho biết họ dành thời gian rảnh của họ để theo dõi các nội dung E-Sports.
Một điều nữa khiến Việt Nam Esports hấp dẫn các nhà đầu tư là chính sách phát triển của hội Thể thao Điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA). Từ năm 2021 VIRESA đã tổ chức 2 hệ thống giải đấu thường niên là giải đấu thể thao điện tử vô địch quốc gia (VEC) và giải thể thao điện tử sinh viên toàn quốc (UEC). Bên cạnh đó, tổ chức còn ban hành các điều luật cho 1 số môn thể thao điện tử khác cũng như chú trọng đào tạo tập huấn E-Sports.
Thể thao điện tử mang đến giá trị kinh tế cao
E-Sports là 1 trong những ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao nhất thế giới. Tuy nhiên vẫn chưa có 1 nhà đầu tư nào công khai doanh số ở thị trường Việt Nam Esports.
Với số lượng người xem lên tới 26 triệu người, nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao. Điều này đang tạo điều kiện cho các nhà sáng tạo nội dung (content creator), những kênh truyền thông và các nhà tổ chức E-Sports tham gia thị trường.
Việt Nam Esports đang trở thành kênh quảng bá thương hiệu cực kỳ hiệu quả. Môi trường đào tạo nên các streamer nổi tiếng, content creator, caster (bình luận viên) hoặc những game thủ chuyên nghiệp với hàng trăm nghìn người theo dõi trên các tài khoản truyền thông.
Độ tuổi chung bình của khán giả là từ 18 – 22, các giải đấu E-Sports cũng thu hút được nhiều nhãn hàng có sự quan tâm tới lứa tuổi GenZ này. Giá trị giải thưởng tài trợ và hiệu quả truyền thông ở các khu vực Đông Nam Á chỉ xếp sau bóng đá.
Thành tích nổi bật của Việt Nam Esports trên trường quốc tế
Cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thể thao điện tử Việt Nam và mang lại 1 cách nhìn tích cực cho bộ môn thể thao đặc biệt này.
Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại MSI 2019 tại Việt Nam
Đây là giải đấu thể thao điện tử đầu tiên mang tầm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia góp mặt của 13 đại diện quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
MSI 2019 được tổ chức tại Việt Nam mở ra cơ hội rất lớn không chỉ đối với riêng bộ môn Liên Minh Huyền Thoại mà còn cả nhiều tựa game khác nữa trong việc quảng bá nền Esports tới bạn bè gần xa. Việc này cũng tạo nên tiền đề rất lớn cho nhiều tựa game khác chọn Việt Nam làm nơi tổ chức giải đấu lớn.
Việt Nam Esports đạt huy chương tại SEA Games
Tại SEA Games 31, E-Sports được chọn làm bộ môn thi đấu chính thức và đây sẽ là cơ hội vô cùng tốt để chứng minh vị thế của thể thao điện tử trong suốt thời gian qua. Dù được hưởng ứng bởi một lượng khán giả đông đảo nhưng E-Sports đến nay vẫn bị một bộ phận công chúng có cái nhìn thiếu thiện cảm và không công nhận đó là 1 bộ môn thể thao.
Không phụ sự kỳ vọng của khán giả, tại SEA Games 32 đội tuyển Việt Nam đã thi đấu thành công và đem về 4 tấm huy chương vàng ở các bộ môn: Liên Minh Huyền Thoại, Tốc Chiến, Đột Kích, PUBG Mobile.
Đây là 1 kỳ SEA Games 31 đặc biệt khi đội tuyển Việt Nam với tư cách đội chủ nhà chính thức công nhận thể thao điện tử là 1 bộ môn thi đấu có huy chương và đạt được những tấm HCV ý nghĩa.
Xem thêm: Cá Cược E-Sports SV66 Sôi Động, Kịch Tính Tại Các Giải Đấu Lớn
Kết luận
Sự tăng trưởng vượt bậc cùng những tiềm năng vốn có, Việt Nam Esports hoàn toàn có thể tiếp bước sánh vai cùng các cường quốc năm châu khác. Nhưng để làm được điều này sẽ cần nhiều thời gian cũng như sự chung tay góp sức hơn nữa từ cộng đồng E-Sports. Đừng quên theo dõi SV66 để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé.